mụn nội tiết uống gì để hết? Nguyên tắc trị mụn nội tiết

DẤU HIỆU CỦA MỤN NỘI TIẾT

Mụn nội tiết là loại mụn xuất hiện do sự rối loạn của nội tiết tố.
Mụn nội tiết thường thấy ở nữ giới và xuất hiện trong các giai đoạn có sự thay đổi nội tiết tố nhiều như: tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và sinh nở, phụ nữ tiền mãn kinh và khi đến kỳ kinh nguyệt.
Một vài đặc điểm giúp bạn nhận ra chiếc mụn "đáng ghét" này là do nội tiết:
- Bạn đang trong giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh, "đến tháng".
- Mụn nang, mụn bọc, mụn ẩn, mụn đỏ sưng tấy và thường xuất hiện ở cằm và xương hàm
- Mụn tái phát thường xuyên
- Nếu bạn đang căng thẳng nghiêm trọng, thức quá khuya, đang trong chế độ giảm cân mà thấy mụn thì "chính là nó".

BỊ MỤN NỘI TIẾT UỐNG GÌ ĐỂ HẾT?

Không có cách trị mụn nhanh chóng, tất cả các phương pháp điều trị đều mất nhiều tuần để cho thấy hiệu quả.

Khi bạn đã xác định nguyên nhân mụn là do rối loạn nội tiết thì có thể tham khảo 1 số loại thuốc/thực phẩm chức năng hỗ trợ sau đây:

  • Thuốc tránh thai hàng ngày

Đây là biện pháp "thần thánh" được nhiều người chia sẻ bởi nó mang lại kết quả khá tốt: giảm mụn mới, giảm mụn viêm, giảm nguy cơ bị mụn trầm trọng.

Nhược điểm: nếu bạn đang muốn mang thai thì chắc chắn sẽ không thể áp dụng phương pháp này, người có tiền sử huyết khối, tăng huyết áp, ung thư vú, tiền sử bệnh gan, tiểu đường và người thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu... không được sử dụng phương pháp này. 
Một số nguy cơ khi sử dụng bao gồm: huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch, gây ra bệnh lý về gan và túi mật, đau nửa đầu, tâm trạng thất thường và trầm cảm

  • Thuốc chống androgen

Androgen là hormon tự nhiên ở cả nam và nữ, khi hàm lượng androgen làm tăng sản xuất bã nhờn gây ra mụn trứng cá. Thuốc chống androgen (Aldactone) được sử dụng chủ yếu để điều trị tăng huyết áp tuy nhiên nó cũng giúp làm giảm androgen từ đó giúp giảm mụn.

Nhược điểm: thuốc có khá nhiều tác dụng phụ, bạn nên cân nhắc lợi hại cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Retinoids

Nếu tình trạng mụn nội tiết của bạn nhẹ và vừa, bạn có thể sử dụng loại thuốc bôi ngoài da có chứa retinoids - là chất có nguồn gốc từ vitamin A. Nếu bạn chọn phương pháp này hãy thật cẩn thận và tìm hiểu thật kỹ lưỡng vì nó sẽ là "cứu tinh" nếu sử dụng đúng đồng thời cũng có thể trở thành "kẻ hủy diệt" nếu bạn sử dụng không đúng cách.

Nhược điểm: chỉ áp dụng với trường hợp nhẹ và vừa, không thể áp dụng với trường hợp nặng. Khi sử dụng retinoids bạn cần thoa kem chống nắng đều đặn bởi retinoids làm tăng nguy cơ cháy nắng.Bạn phải thật hiểu về nó thì hãy sử dụng, đừng "nghe nói" mà nhắm mắt mua bừa về dùng, điều này chỉ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

  • Thực phẩm chức năng giúp cân bằng nội tiết tố

Đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi nó giúp cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng do rối loạn nội tiết tố - trong đó có mụn nội tiết. Phương pháp này khá an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần tìm sản phẩm uy tín, chất lượng.

Nhược điểm: sản phẩm có tác dụng tương đối chậm, bạn sẽ mất ít nhất 3 tuần mới có thể thấy hiệu quả, bù lại là hiệu quả "tận gốc".

 

NGUYÊN TẮC TRỊ MỤN NỘI TIẾT

  • Chăm sóc da tốt là quan trọng hàng đầu

Chăm sóc da tốt giúp hạn chế tối đa việc mụn lây lan và nghiêm trọng hơn. Đừng bao giờ "lười biếng" mà không chăm sóc da nhé.
Xem thêm: cách chăm sóc da mụn

  • Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có đóng góp đáng kể giúp kiểm soát và làm giảm mụn nội tiết.
Xem thêm: chế độ ăn uống giúp làm giảm mụn hiệu quả.

  • Nếp sống sinh hoạt lành mạnh

Thức khuya, ngủ không đủ giấc có tác hại nhiều hơn bạn tưởng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nó còn là 1 phần nguyên nhân gây mụn và làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm được phương pháp trị mụn phù hợp với mình. Chúc bạn lấy lại làn da mịn màng và "say goodbye" với mụn mãi mãi.

Bài viết liên quan

popup

Số lượng:

Tổng tiền: